NIỀNG RĂNG NHANH

< 540 Trần Hưng Đạo, Quận 5, TP.HCM >

Làm gì để niềng răng an toàn?

Theo dõi trên:

Hiện nay, việc chỉnh hình răng ngày càng phổ biến, ở cả lứa tuổi đến trường cũng như người trưởng thành. Tùy tình trạng khiếm khuyết của răng miệng mà bệnh nhân sẽ được chỉ định mang hàm chỉnh răng tháo lắp hoặc sẽ được gắn mắc cài, đeo khay niềng trong chỉnh nha cố định để điều chỉnh răng đúng vị trí.

Làm gì để niềng răng an toàn?

Ngoài niềng răng không mắc cài có độ an toàn khá cao thì các khí cụ chỉnh nha như mắc cài, dây cung… tưởng chừng vô hại đôi khi lại gây ra các tai nạn đáng tiếc như làm rách môi, rách má, rách lưỡi, nghiêm trọng hơn có thể long ra rơi vào thực quản, khí quản khi bệnh nhân ăn uống, sinh hoạt. Vậy cần phải làm gì để niềng răng an toàn?

Để quá trình niềng răng diễn ra an toàn và hiệu quả, người niềng răng cần phải chú ý những điểm sau:

– Tái khám răng định kỳ với bác sĩ: Đối với người đang niềng răng, thăm khác răng định kỳ với bác sỹ là một yêu cầu bắt buộc. Bởi trong những lần hẹn này, bác sĩ sẽ giúp bạn điều chỉnh lại lực kéo của mắc cài, theo dõi quá trình di chuyển của răng, kịp thời phát hiện ra những vấn đề răng miệng bất thường (nếu có). Thường các buổi hẹn này không kéo dài quá 1 giờ, trung bình từ 1-2 tháng/lần.

Làm gì để niềng răng an toàn?
Tái khám định kỳ

– Giữ vệ sinh răng miệng: Người niềng răng phải đánh răng hết sức cẩn thận, tỉ mỉ, đảm bảo loại bỏ sạch thực phẩm mắc kẹt trong niềng răng. Tốt nhất nên dùng bàn chải mềm, đánh với một lực vừa phải cùng với kem đánh răng có chứa fluor. Nên đánh răng từ dưới lên và từ trên xuống ở mỗi răng. Đặt bàn chải ở góc độ mà bạn cảm giác lông bàn chải ở ngay đường viền nướu, tốt nhất là nghiêng 45 độ và xoay tròn nhẹ. Để làm sạch thức ăn giữa các kẽ răng, bạn sử dụng chỉ nha khoa, đưa chỉ qua dây niềng, sau đó chuyển động nhẹ nhàng sợi chỉ theo chiều từ trên xuống dưới nhưng cần cẩn thận và nhẹ nhàng để không làm tổn thương lợi.

Làm gì để niềng răng an toàn?
Vệ sinh răng thật kỹ

– Hạn chế đồ ăn có đường, đồ cứng: Các loại thức ăn có đường và giàu tinh bột sinh ra acid, gây sâu răng và làm phát triển các bệnh về lợi. Vì vậy, bạn nên tránh các loại nước ngọt, soda, tránh uống trà, nước ép quả. Kẹo cao su, caramel cũng không nên ăn khi đang trong quá trình niềng răng. Ngoài ra, đồ ngọt cũng có thể làm hỏng dây thép và nẹp bị bong ra hoặc làm cong niềng răng của bạn. Người niềng răng cũng cần phải tránh những loại thức ăn cứng, cần phải cắn mạnh. Đối với các loại thức ăn bổ dưỡng nhưng giòn, cứng như cà rốt hoặc táo thì nên cắt ra từng miếng nhỏ trước khi ăn. Vì những thức ăn này cần phải nhai nhiều dẫn đến nguy cơ có thể làm đứt niềng răng hay khiến bạn cảm thấy khó chịu. Cũng không nên nhai đá, mút ngón tay, thở bằng miệng, cắn môi và lấy lưỡi đẩy răng khi đang trong quá trình niềng răng. Sau khi niềng răng, những tuần đầu tiên, bạn nên dùng những thực phẩm mềm tránh gây những tổn thương ban đầu làm lệch niềng hay đứt niềng răng. Bạn có thể dùng các món luộc nhừ, các loại nước ép và sữa chua. Nên sử dụng thực phẩm mềm cho đến khi bạn cảm thấy không càn khó chịu hay đau đớn nữa.

Hạn chế đồ ăn cứng

– Tránh một số hoạt động thể thao: Theo như các bác sĩ khuyến cáo khi mang khí cụ chỉnh răng không nên đùa giỡn hay chơi các môn thể thao có thể va chạm mạnh, đặc biệt là các em nhỏ. Trong trường hợp gặp tai nạn liên quan đến mặt, người niềng răng cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra kịp thời.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Niềng răng nhanh
Niềng răng nhanh

Với nhu cầu làm đẹp ngày càng cao khiến cho nhiều người cũng đang đổ xô đi tìm những phương