NIỀNG RĂNG NHANH

< 540 Trần Hưng Đạo, Quận 5, TP.HCM >

Răng khôn có nhổ được không? Có đau không?

Theo dõi trên:

Câu hỏi: răng khôn có nhổ được không

Xin chào bác sĩ nha khoa Đăng Lưu, năm nay em 20 tuổi, đang mọc răng khôn ở hàm dưới. Những chiếc răng đang mọc này luôn khiến em cảm thấy khó chịu, đau nhức. Bác cho em hỏi, răng khôn có nhổ được không? có đau không? có thể để lại không khôn không nhổ không? mong nhận được phản hồi sớm. Em xin cám ơn

Trả lời:

Xin chào bạn, cám ơn bạn đã gửi thông tin về cho chúng tôi, trường hợp của bạn thắc mắc về việc mọc răng khôn, liệu răng khôn có nhổ được không? có đau không? hoặc có thể giữ răng khôn không nhổ không, chúng tôi xin chia sẻ một vài thông tin cùng bạn như sau:

Răng khôn thường mọc ở độ tuổi từ 17 – 25 tuổi, chiếc răng này thường không đảm nhận vai trò gì đặc biệt cũng những không mang lợi ích cho cung hàm. Vì thế những chiếc răng này thường được khuyến cáo nên loại bỏ.

răng khôn có nhổ được không

Tại sao răng khôn hay mọc kẹt, mọc ngầm

Ở độ tuổi trưởng thành, khi cung hàm và răng bắt đầu hoàn thiện, cứng chắc, lúc này mới là thời điểm răng khôn bắt đầu xuất hiện. Do chế độ ăn uống của người hiện đại, sự phát triển của xương hàm giảm xuống, làm mất cân xứng giữa răng và kích thước xương hàm. Do đó, khi răng khôn mọc đôi khi không còn khoảng trống để trồi lên, dẫn đến tình trạng răng mọc lệch hoặc mọc ngầm, ảnh hưởng đến những răng kế cạnh.

Biến chứng bởi răng khôn mọc kẹt

Răng khôn kẹt trong xương hàm hoặc nướu răng, quá trình mọc răng sẽ gây áp lực lên vùng xương và nướu, kết hợp với việc sinh hoạt hàng ngày trong ăn uống, khiến thức ăn đọng lại bên dưới, không thể làm sạch, lâu ngày tích tụ gây nhiễm trùng hoặc dẩn đến các bệnh về nha chu. Răng khôn khi mọc không đúng vị trí, thường tạo khe hẹp bất thường với răng bên cạnh, áp lực mọc răng khôn có thể gây ra tiêu ngót chân răng của răng bên cạnh. Răng khôn có thể thoái hóa thành u, nang bệnh lý trong xương hàm, làm yếu xương hàm.

Thời điểm nào nhổ răng khôn là tốt nhất

Trong độ tuổi từ 18 – 25 tuổi, khu chân răng được hình thành khoảng 2/3, bạn nên đến trung tâm nha khoa để được các bác sĩ nhổ bỏ. Nếu để lâu dài không nhổ, việc phẫu thuật răng sẽ trở nên phức tạp và gặp nhiều khó khăn hơn, quá trình làm lành vết thương cũng kéo dài hơn so với việc nhổ sớm. Mặt khác một số yếu tố toàn thân và tại chỗ đôi khi còn không thể nhổ bỏ chiếc răng này. Vì thế, nếu gặp những trường hợp sau bạn nên nhổ bỏ càng sớm càng tốt:

  • Răng có biến chứng, nhiễm trùng, u nang, ảnh hưởng đến răng kế cạnh.
  • Giữa răng khôn và răng số 7 có khe giắt thức ăn
  • Răng mọc lệch, mọc ngầm do không đủ chỗ trống trồi lên
  • Bản thân răng khôn có bệnh nha chu hoặc sâu răng lan rộng.
  • Nhổ răng để chỉnh hình, làm răng giả
  • Khi nào nên để lại răng khôn không nhổ
  • Không nhất thiết chiếc răng khôn nào cũng cần phải nhổ bỏ, nếu bạn gặp những trường hợp sau, có thể giữ lại răng khôn như:
  • Răng mọc thẳng, bình thường, không bị kẹt bởi mô xương và nướu
  • Người có bệnh lý toàn thân như tim mạch, tiểu đường, loạn đông cầm máu…
  • Răng liên quan đến cấu trúc quan trọng như: xoang hàm, dây thần kinh,…
BÀI VIẾT LIÊN QUAN