NIỀNG RĂNG NHANH

< 540 Trần Hưng Đạo, Quận 5, TP.HCM >

Trồng implant khi bị tiêu xương hàm

Theo dõi trên:

Để lấp vào chỗ trống khi chẳng may bị mất răng, thông thường bạn có ba sự lựa chọn. Thứ nhất là sử dụng hàm tháo lắp, thứ hai là lắp cầu răng sứ và thứ ba là trồng răng implant. Theo đánh giá của các chuyên gia nha khoa thì trong ba lựa chọn trên thì trồng răng implant được xem là hiệu quả nhất. Tuy nhiên, thông thường thời gian các bệnh nhân tìm đến các trung tâm nha khoa để trồng răng implant đã khá lâu sau khi bị mất răng. Xương hàm của đa phần bệnh nhân không còn được đảm bảo tiêu chuẩn cấy ghép, thậm chí có người còn bị tiêu xương nặng. Vậy trồng implant khi bị tiêu xương hàm có thực hiện được không?

Tiêu xương hàm ảnh hưởng như thế nào đến trồng răng implant?

Điều kiện quan trọng nhất để đảm bảo quy trình cấy ghép implant được tiến hành thuận lợi và thành công là xương tại vị trí cấy ghép phải đủ kích thước và mật độ. Xương càng không đạt đủ tiêu chuẩn bao nhiêu thì độ thành công của cấy ghép sẽ càng thấp bấy nhiêu. Như bạn đã biết, trồng răng implant là kỹ thuật cấy một trụ implant vào thẳng trong xương hàm vì thế nó đòi hỏi xương hàm phải có chiều cao, độ rộng và mật độ phù hợp để trụ implant có thể đứng vững được.

Trồng implant khi bị tiêu xương hàm 2
Điều kiện quan trọng khi cấy ghép implant là xương phải đạt đủ tiêu chuẩn

Khi mất răng một thời gian xương tại vị trí mất sẽ tiêu dần đi khiến xương nhỏ lại, sóng hàm bị mỏng đi vì thế chúng không có đủ độ dày và chiều cao thích hợp cho trụ implant. Nếu cố gắng cấy ghép thì đồng nghĩa với việc trụ implant sẽ phải tựa vào một nền xương không vững chắc, khả năng bám vào xương của trụ implant bị hạn chế vì vậy khả năng răng bị lung lay, trồi, sụt sau cấy ghép là rất cao. Vì vậy, nếu bị mất răng mà người bệnh thực hiện trồng implant ngay thì mới có thể ngăn chặn tiêu xương hiệu quả.

Trồng implant khi bị tiêu xương hàm
Xương tiêu nhiều sẽ khiến implant không có điểm tựa vững chắc để bám vào

Trồng implant khi bị tiêu xương hàm

Nếu chẳng may, bệnh nhân để xương đã bị tiêu khá nhiều rồi mới tiến hành trồng implant thì các bác sĩ vẫn có thể tiến hành cấy ghép nhưng chắc chắn ca cấy ghép sẽ khó khăn và phức tạp hơn trường hợp cấy ghép sớm.

Trồng implant khi bị tiêu xương hàm
Khi bị tiêu xương cần tiến hành ghép xương trước rồi mới cấy ghép implant

Để trồng implant khi bị tiêu xương hàm, người bệnh cần phải tiến hành tiểu phẩu ghép xương nhân tạo để bù đắp vào khoảng xương đã bị tiêu và làm gia tăng chất lượng xương. Độ phức tạp của ca ghép xương sẽ tăng dần theo mức độ tiêu xương. Với phương pháp này bạn sẽ có hai sự lựa chọn là ghép xương tự thân hoặc ghép xương nhân tạo. Ghép xương xong bạn sẽ không thể tiến hành cấy ghép ngay mà cần một thời gian để lành thương và xương đạt đủ tiêu chuẩn. Thời gian điều trị của các ca trồng implant khi bị tiêu xương hàm sẽ dài hơn và giá cả cũng cao hơn so với các trường hợp khác.

Bị móm là tình trạng hàm răng dưới bị đưa ra quá mức khiến hai hàm không đều nhau. Niềng răng móm tại Nha Khoa Đăng Lưu bạn có thể yên tâm. Vì phòng khám trang bị máy móc hiện đại, bác sĩ điều trị có tay nghề cao, giúp bạn sớm sở hữu nụ cười tự tin.

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ: 34 Phan Đăng Lưu, Phường 6, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh

Email: info@nhakhoadangluu.com.vn

Website: nhakhoadangluu.com.vn

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN