NIỀNG RĂNG NHANH

< 540 Trần Hưng Đạo, Quận 5, TP.HCM >

Chỉnh hình răng và những điều cần biết

Theo dõi trên:

Hô, móm, lệch lạc… là những bất thường về hình thái và chức năng của hệ thống răng hàm mặt. Vì vậy việc điều chỉnh lại khuôn hàm để tìm lại vẻ đẹp đều đặn là điều mong muốn của nhiều người. Lúc này người ta sẽ phải tìm đến với các phương pháp chỉnh hình răng. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu về phương pháp chỉnh hỉnh răng và những điều cần biết về phương pháp này.

Chỉnh hình răng

Chỉnh hình răng được chia làm 2 phần chính:

– Chỉnh hình xương nền (xương hàm): là loại điều trị can thiệp lên xương hàm trên hoặc xương hàm dưới, được thực hiện khi trẻ ở tuổi đang lớn. Trẻ sẽ được mang khí cụ để kích thích hoặc kìm hãm sự tăng trưởng của xương hàm.

Chỉnh hình răng và những điều cần biết
Khí cụ chỉnh hình xương nền

– Chỉnh hình răng: là loại điều trị can thiệp trên răng, như nắn chỉnh các răng bị lệch lạc, răng bị hô hay răng bị móm… ở trẻ nhỏ và cả người lớn, phương pháp thường dùng là niềng răng với niềng răng mắc cài và niềng răng không mắc cài.

Một số kỹ thuật và khí cụ thường dùng trong chỉnh hình răng

Có nhiều loại khí cụ cũng như kỹ thuật để nắn chỉnh răng. Tùy trường hợp răng lệch lạc, nhu cầu thẩm mỹ của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định, tư vấn các khả năng. Dựa vào đó, bệnh nhân sẽ chọn cho mình cách điều trị phù hợp.

Chỉnh hình răng và những điều cần biết
Chỉnh hình răng với khí cụ mắc cài và không mắc cài

Thông thường, răng lệch lạc nhẹ có thể sử dụng các loại khí cụ tháo lắp đơn giản. Trường hợp khó hơn cần sử dụng khí cụ cố định (cung và mắc cài). Ở các cháu nhỏ, thường sử dụng mắc cài kim loại. Ngược lại ở người trưởng thành, do nhu cầu công việc, giao tiếp… có thể mang mắc cài thẩm mỹ (sứ, composite…). Ngoài ra, họ cũng có thể mang mắc cài mặt trong hoặc hệ thống Invisalign.

Khi nào nên chỉnh hình răng?

Thời điểm can thiệp điều trị là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu giúp mang lại kết quả tốt nhất. Tùy loại hình lệch lạc răng mà bác sĩ sẽ đưa ra thời điểm điều trị thích hợp.

Thông thường với trẻ dưới 6 tuổi, do bộ răng của trẻ chỉ toàn là răng sữa nên chủ yếu chỉ thực hiện các biện pháp chỉnh hình răng mặt phòng ngừa cho các bé là chính. Ở trẻ từ 6 – 12 tuổi, bộ răng sữa bước vào giai đoạn chuyển tiếp sang bộ răng vĩnh viễn, các lệch lạc răng cũng thường xuất hiện trong thời gian này. Các lệch lạc đó có thể được điều trị triệt để hoặc được điều trị một phần để giảm nhẹ mức độ trầm trọng của bệnh. Điều trị toàn diện sẽ được thực hiện khi răng vĩnh viễn mọc đầy đủ. Đặc biệt ở độ tuổi này, những trẻ bị móm do xương hàm trên kém phát triển cần phải được điều trị sớm, lý tưởng là 7 – 8 tuổi.


Sau 12 tuổi là độ tuổi hoàn hảo để chỉnh hình răng toàn diện

Khi trẻ sau 12 tuổi, quá trình chuyển đổi từ bộ răng sữa sang bộ răng vĩnh viễn được hoàn tất. Các lệch lạc răng nếu có sẽ được điều trị một cách toàn diện ở độ tuổi này. Đây là độ tuổi được các bậc phụ huynh quan tâm và các cháu đi khám – điều trị chỉnh hình răng nhiều nhất. Kỹ thuật thường dùng trong điều trị này là kỹ thuật chỉnh hình cố định, bao gồm cung và mắc cài được gắn lên răng để nắn chỉnh.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN