NIỀNG RĂNG NHANH

< 540 Trần Hưng Đạo, Quận 5, TP.HCM >

Khi nào thì cần niềng răng?

Theo dõi trên:

Niềng răng chỉnh nha đang ngày càng được mọi người tin dùng để làm đẹp thêm cho nụ cười. Phương pháp này tuy đòi hỏi nhiều thời gian nhưng lại mang lại hiệu quả gần như vĩnh viễn. Vậy khi nào thì cần niềng răng?

Khi nào thì cần niềng răng?

Niềng răng là quá trình sử dụng lực tác động vào răng giúp dịch chuyển răng về vị trí thẩm mỹ nhất. Quá trình dịch chuyển này diễn ra từ từ nhờ lực kéo tạo ra bởi các mắc cài, dây cung và dây thun liên hàm. Lực kéo này sẽ được tính toán và thay đổi theo từng giai đoạn nhất định nhằm cho ra hiệu quả niềng răng cao nhất.

Những trường hợp cần phải niềng răng bao gồm:

+ Hô: Đây là một trong những trường hợp áp dụng niềng răng vào trong điều trị phổ biến nhất. Niềng răng hô áp dụng với trường hợp răng bị chìa ra phía trước làm mất thẩm mỹ vùng răng cửa khi cười, thậm chí một số trường hợp sẽ không thể khép môi được khi bệnh nhân thả lỏng cơ môi. Ngoài ra, khi môi căng, hàm dưới lùi cũng khiến cho khuôn hàm bị sai khớp cắn. Niềng răng hô sẽ đặc biệt hiệu quả đối với răng hô toàn hàm, mang lại hiệu quả lâu dài mà không hề xâm lấn đến cấu trúc răng như cách bọc răng sứ.

Khi nào thì cần niềng răng?
Niềng răng hô mang lại hiệu quả lâu dài mà không xâm lấn răng

+ Móm: Ngược lại với răng hô, móm là trường hợp khớp cắn ngược do khiếm khuyết răng hàm mặt (từ xương hàm hoặc răng). Móm có dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất là xương hàm dưới đưa ra phía trước, răng hàm dưới phủ ngoài răng hàm trên khi ngậm miệng. Răng móm khiến cho khuôn mặt mất hài hòa, kém thẩm mỹ, có cảm giác cằm bị lệch sang một bên. Nếu móm do xương hàm thì bạn phải điều trị bằng cách phẫu thuật chỉnh hàm, tuy nhiên nếu móm xuất phát do răng thì hoàn toàn có thể niềng răng mắc cài để điều trị, đưa răng trở lại vị trí đều đặn trên cung hàm, trong tương quan với hàm trên.

Khi nào thì cần niềng răng?
Niềng răng móm để khuôn mặt hài hòa hơn

+ Răng thưa: Răng thưa xảy ra khi có hiện tượng di răng (hậu quả của mất răng) hay răng quá nhỏ so với cung hàm. Răng thưa chủ yếu xảy ra ở răng cửa nhưng cũng có khi tình trạng răng thưa diễn ra ở toàn hàm với mức độ lớn. Khi đó, phương pháp bọc răng sứ hay hàn trám răng thường không mang lại hiệu quả bền lâu và có thể xâm lấn đến răng. Lúc đó niềng răng sẽ giúp di chuyển các răng về vị trí đều khít mà hoàn toàn không xâm lấn đến răng.

+ Răng khấp khểnh, chen chúc: Răng khấp khểnh là trường hợp sai khớp cắn rất dễ nhận thấy khi răng mọc lệch ra khỏi vị trí ban đầu trên cung hàm, răng chìa ra, răng thụt vào, đôi khi các răng mọc chồng chen chúc lên nhau gây mất thẩm mỹ. Khi đó, niềng răng được coi là giải pháp hiệu quả nhất giúp đưa các răng về vị trí hài hòa nhất trên cung hàm.

Niềng răng là giải pháp hiệu quả nhất cho răng khấp khểnh
Niềng răng là giải pháp hiệu quả nhất cho răng khấp khểnh

+ Sai lệch khớp cắn: Khớp cắn ngược là tình trạng răng trên ở phía trong răng dưới trong khi khớp cắn sâu là khi các răng hàm trên che khuất răng hàm dưới và cắn hở là răng trên và các răng dưới không chạm nhau. Tình trạng sai lệch khớp cắn này khá phổ biến, ảnh hưởng không chỉ đến ăn nhai mà còn liên quan đến sức khỏe răng miệng. Niềng răng sẽ giúp khắc phục các sai lệch khớp cắn hiệu quả, điều chỉnh các răng hàm trên và hàm dưới đều khít, có tỉ lệ tương quan giữa hai hàm hài hòa nhất.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN