NIỀNG RĂNG NHANH

< 540 Trần Hưng Đạo, Quận 5, TP.HCM >

Niềng răng có làm răng yếu đi?

Theo dõi trên:

Niềng răng làm hàm răng đều đẹp hơn và căn chỉnh trục chân răng thẳng đúng vị trí làm tăng lực nhai, đồng thời chỉnh vị trí khớp cắn về đúng tỷ lệ. Niềng răng tạo điều kiện thuận lợi cho hàm răng đều đặn khỏe mạnh và tạo sự hài hòa cân xứng của khuôn mặt được giới nha khoa thừa nhận. Vì vậy, niềng răng rất có ý nghĩa đối với những bệnh nhân có răng mọc lệch, hô, vẩu. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có những ý kiến thắc mắc cho rằng việc sử dụng các khí cụ tạo lực khi niềng răng lâu dần sẽ làm răng yếu đi, cộng với đó là những khó khăn khi vệ sinh khiến răng dễ bị sâu… Vậy thực sự niềng răng có làm răng yếu đi?

Niềng răng có làm răng yếu đi
Có ý kiến cho rằng niềng răng sẽ làm răng yếu đi

Niềng răng có làm răng yếu đi?

Theo tư vấn của các bác sĩ chuyên về niềng răng thì niềng răng sẽ không làm răng yếu đi nếu sức khỏe của người cần niềng răng tốt, quá trình niềng răng được thực hiện đúng kỹ thuật và người niềng răng tuân thủ đúng theo hướng dẫn chăm sóc trong và sau khi niềng răng của nha sĩ. Niềng răng chỉ phát huy được đúng tác dụng nếu nó được nha sĩ giỏi, nhiều kinh nghiệm thực hiện theo đúng kỹ thuật.

Niềng răng sẽ không làm răng yếu đi nếu được thực hiện đúng quy trình

Nếu không, niềng răng sẽ không những không mang lại kết quả mà còn gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe răng hàm như:

– Trước khi niềng răng, nha sĩ không xử lí hết các vấn đề răng miệng cho bệnh nhân khiến tình trạng các răng vốn đã yếu khi chịu lực kéo lại càng trầm trọng hơn.

– Nha sĩ không soi chụp đầy đủ cho bệnh nhân nên không phát hiện ra những vấn đề của xương hàm, kết quả lập phác đồ điều trị không phù hợp làm hàm yếu hẳn đi trong và sau khi niềng răng.

Niềng răng có làm răng yếu đi
Nên đến trung tâm nha khoa uy tín để niềng răng tránh tai biến xấu

– Nha sĩ gắn mắc cài không đúng khiến dây cung và dây thun không tạo được lực kéo chuẩn làm lệch sự di chuyển của răng. Lực kéo quá yếu sẽ khiến răng không di chuyển được theo đúng phán đoán ban đầu; lực kéo quá mạnh khiến bệnh nhân bị đau, ê buốt kéo dài. Dùng lực quá mạnh còn có thể làm tụt lợi, tiêu xương ổ răng, chân răng dẫn tới giảm tuổi thọ răng hoặc sai khớp răng cắn ảnh hưởng đến hệ thống nhai, khớp thái dương và hàm sau này.

– Thay thun và tăng lực kéo quá sớm khi hàm chưa ổn định sau đợt kéo trước làm xương hàm tổn thương và yếu đi.

– Bệnh nhân trong quá trình niềng răng không chăm sóc tốt cho răng miệng, không kiêng đồ ăn cứng làm răng dễ bị tổn thương trong quá trình di chuyển.

– Sức khỏe chủ quan của bệnh nhân cũng ảnh hưởng rất lớn đến độ cứng chắc của răng. Nhiều trường hợp răng yếu đi không phải do niềng răng mà là do chính sức khỏe của bệnh nhân.

Niềng răng là nhu cầu chính đáng nhưng khi có nhu cầu niềng răng, bệnh nhân cần suy nghĩ thật kỹ khi lựa chọn cơ sở, nha sĩ điều trị để tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra. Bởi nếu có trục trặc thì sẽ rất khó có thể điều chỉnh răng trở về lại như ban đầu.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN