NIỀNG RĂNG NHANH

< 540 Trần Hưng Đạo, Quận 5, TP.HCM >

Bị chảy máu chân răng phải làm sao

Theo dõi trên:

Câu hỏi: bị chảy máu chân răng phải làm sao

Xin chào các bác sĩ nha khoa Đăng Lưu, hiện em có một vài lo lắng muốn chia sẻ cùng bác sĩ và mong bác sĩ cho em lời khuyên hợp lý. Em thường xuyên bị hiện tượng chảy máu chân răng, nhìn quan sát thì thấy nướu răng có màu đỏ, sưng và thường chảy máu chân răng mỗi khi động vào hoặc chải răng vô tình đụng vào phần nướu. Em nghe mọi người nói rằng, sở dĩ có hiện tượng này là do cơ thể thiếu hụt vitamin C, em đã cố gắng ăn uống điều độ, bổ sung vitamin vào trong cơ thể nhưng tình trạng này vẫn không thuyên giảm. Vậy bác sĩ cho em hỏi, em bị chảy máu chân răng phải làm sao? tình trạng này để lâu có bị ảnh hưởng gì không? cogaimongmo142…@gmai..com

Trả lời:

Xin chào bạn, nha khoa Đăng Lưu cám ơn bạn đã quan tâm, tin tưởng và chia sẻ thông tin của bạn về cho chúng tôi. Thắc mắc của bạn liên quan đến vấn đề chảy máu chân răng, bị chảy máu chân răng phải làm sao, hay hiện tượng này để lâu dài có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không, chúng tôi xin có một vài chia sẻ như sau:

Bị chảy máu chân răng phải làm sao

Chảy máu chân răng là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau, có thể là bệnh thuộc về răng miệng, hệ thống đông máu, bệnh gan hoặc cũng có thể là do cơ thể thiếu chất, dẫn đến tình trạng răng bị chảy máu. Tuy vậy, phần lớn đều xuất phát từ răng miệng. Khi răng miệng được chăm sóc không đúng cách sẽ để lại những mảng bám trên bề mặt răng, lâu ngày tạo thành vôi răng, gây viêm lợi hoặc các bệnh về nha chu.

Triệu chứng của chảy máu chân răng

Thực ra, hiện tượng viêm lợi hay viêm nha chu đều bắt nguồn từ việc tích tụ vôi răng quá nhiều, các triệu chứng khác như sưng lợi, chạm vào thấy đau. Răng bình thường được giữ trong xương hàm bao gồm: xương ổ răng, dây chằng và nướu răng. Nướu ôm sát chân răng để che chở các mô nhạy cảm bên dưới, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập làm tổn hại răng miệng. Viêm nướu ở giai đoạn đầu thường không có nhiều biểu hiện nên nhiều người thường xem nhẹ và bỏ qua. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nên các biến chứng nghiêm trọng hơn như răng yếu, tiêu xương, rung răng, hôi miệng,…

Chảy máu chân răng trên thực tế không hẳn là bệnh quá nguy hiểm. Tuy nhiên cần phải điều trị để tránh những ảnh hưởng cho sức khỏe răng miệng. Chữa trị bao gồm điều trị tại chỗ và toàn thân, điều trị khởi đầu và duy trì, điều trị bảo tồn và phẫu thuật…

Trường hợp có những dấu hiệu của bệnh, bạn nên đến trung tâm nha khoa để khám và bác sĩ chuẩn đoán bệnh. Từ đó chọn lựa phương pháp điều trị phù hợp.
Hầu hết mọi người trong chúng ta đều chăm sóc răng miệng chưa đúng cách hoặc không chú trọng đi khám các bệnh về răng miệng. Do đó, để đảm bảo sức khỏe răng miệng cũng như hạn chế tình trạng chảy máu chân răng, bạn nên chú trọng chăm sóc răng miệng, đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày, khám răng định kì 6 tháng/ lần để hạn chế tối đa các bệnh về răng miệng.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN