NIỀNG RĂNG NHANH

< 540 Trần Hưng Đạo, Quận 5, TP.HCM >

Chảy máu chân răng trẻ em nguy hiểm không

Theo dõi trên:

So với người lớn, tình trạng chảy máu chân răng trẻ em thường ít gặp hơn. Tuy nhiên, không phải vì thế mà xem nhẹ.

Tuy ít gặp tình trạng bị chảy máu ở chân răng. Thế nhưng, việc chữa trị chảy máu chân răng trẻ em lại không hề đơn giản, do cần phải phối hợp nhiều phương pháp để bảo tồn răng cho các bé.

Nguyên nhân trẻ em bị chảy máu chân răng

Nướu răng kết hợp cùng hệ thống dây chằng nha chu, đảm nhiệm vai trò bảo vệ và che chở cho thân răng được chắc chắn. Giúp răng tránh được tổn thưng hoặc những bệnh lý do vi khuẩn gây nên. Khi phần này bị tổn thương hay viêm nhiễm, khả năng bảo vệ suy yếu đi, lúc này cần phải có những biện pháp khắc phục để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Nguyên nhân gây nên hiện tượng chảy máu chân răng hầu hết đều xuất phát từ việc viêm nướu, cụ thể là do sự tấn công của vi khuẩn trên răng, do việc vệ sinh răng miệng chưa tốt. Các vi khuẩn gây viêm sản sinh ra độc tố, khiến nướu trở nên nhạy cảm hơn, dễ bị chảy máu chân răng. Khi bị viêm nướu, quá trình trẻ vệ sinh răng miệng thường dễ chảy máu, gây đau. Nếu không điều trị kịp thời tình trạng này, sẽ dẫn đến viêm nha chu, răng lung lay, với trẻ nhỏ chưa mọc đủ răng, chảy máu chân răng còn có nguy cơ ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn sau này.

Ngoài ra, cũng như người lớn, sự thiếu hụt vitamin C, K trong cơ thể cũng làm nguyên nhân khiến chân răng bị chảy máu. Do vitamin C là thành phần quan trọng trong sự trưởng thành của các sợ collagen bởi quá trình hydroxy hóa lysin và prolin. Khi cơ thể thiếu hụt vitamin C sẽ ảnh hưởng đến sự tổng hợp collagen, dẫn đến tình trạng thành mạch yếu, dễ xuất huyết.

Chảy máu chân răng trẻ em điều trị ra sao

Chảy máu chân răng trẻ em liên quan đến viêm nướu, có thể ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn sau này. Do đó, cần phải khắc phục càng sớm càng tốt.

Cạo vôi răng

Với những trẻ đã mọc đầy đủ răng vĩnh viễn thì việc điều trị nên tiến hành càng sớm càng tốt để bảo tồn răng. Trường hợp răng tích tụ nhiều vôi răng, bạn nên cho trẻ đến các trung tâm nha khoa để được các nha sỹ làm sạch vôi răng. Việc này giúp loại bỏ các mảng bám trên răng, làm mất môi trường sống của vi khuẩn gây hại. Nên cho trẻ lấy vôi răng 6 tháng/ lần.

Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Bạn nên dùng thuốc theo toa và chỉ định của bác sĩ. Lưu ý hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng thật tốt. Dùng gạc sơ miệng và NaCl 0,9% để vệ sinh răng miệng cho bé nhiều lần trong ngày nhất là sau khi ăn, làm nhẹ nhàng để tránh đụng vào nướu răng.

Bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể trẻ

Nên bổ dung vitamin cho trẻ, đặc biệt là vitamin C để hạn chế tình trạng chảy máu chân răng ở trẻ, tăng cường hệ miễn dịch. Việc bổ sung đầy đủ vitamin sẽ giúp cho các mô nướu bị tổn thương mau lành hơn.

Khám răng định kì

Bạn nên cho trẻ đi khám răng định kì khoảng 6 tháng/ lần để phòng ngừa những bệnh răng miệng có thể xảy ra ở trẻ nhỏ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN